Gỗ ván ép chịu nước là gì, đặc điểm và tính năng của nó ?

Đăng bởi Ngô Thị Hiền vào lúc 02/07/2019

1. Gỗ ván ép chịu nước là gì?

  • Gỗ ván ép chịu nước hay còn gọi là ván chống ẩm.
  • Gỗ ván ép chịu nước được cấu tạo từ nhiều lớp gỗ mỏng và ép chặt bằng keo có đặc tính chống thấm nước (WBP), dưới nhiệt độ và áp suất cao, tạo nên độ cứng cáp, chắc chắn không thua gì gỗ tự nhiên
  • Keo được sử dụng cho loại ván này là keo gốc Phenol có đặc tính chống thấm nước, chống ẩm, gọi tắt là WBP – Water Boiled Proof, nghĩa là chống nước đun sôi.
  • Ván ép chịu nước được khai thác và sản xuất từ các cây gỗ thu hoạch ngắn ngày như bạch đàn, bạch dương, thông, keo,… Sau khi khai thác, gỗ được xay nhỏ, ép thành từng tấm gỗ mỏng.
  • Được khai thác đúng tiến trình và sản xuất theo tiêu chuẩn tiên tiến nên loại ván này rất thân thiện với môi trường và không gây hại đến rừng nguyên sinh.
  • Gỗ ván ép chịu nước là sự sáng tạo thông minh của ngành kỹ thuật gỗ, đem đến tính năng chống nước tối ưu, độ cứng cao và chịu lực kéo rất tốt, có tính thẩm mỹ, duy trì độ bền đẹp theo thời gian.
  • Nhờ những ưu điểm nổi bật mà gỗ ván ép chịu nước được ứng dụng phổ biến trong hầu hết các công trình xây dựng, làm cốt pha trong xây dựng hay sản phẩm công nghiệp, cũng như thi công nội thất hay ngoại thất.
  • Ván ép chịu nước được phân ra thành một số loại với kích thước khác nhau để phù hợp với nhu cầu và mục đích sử dụng.

2. Đặc điểm, tính năng của gỗ ván ép chịu nước

  • Gỗ ván ép chịu nước có độ bền bỉ, chịu lực cao và ổn định về mặt vật lý nên không bị cong vênh hay co ngót trong quá trình sử dụng.
  • Chịu nhiệt và chịu nước là tính năng tối ưu của loại ván ép này, phù hợp với môi trường nhiều ẩm như nhà tắm, nhà bếp hay môi trường khắc nghiệt như không gian ngoài trời.
  • Khả năng bám vít và bám dính tốt
  • Có trọng lượng nhẹ nhàng hơn so với ván gỗ bình thường, thuận tiện cho việc di chuyển và thi công, tiết kiệm được chi phí vận chuyển.
  • Bề mặt phẳng, chống trầy xước và dễ lau chùi.
  • Dễ dàng lắp ráp, tháo dỡ, chịu được áp lực và có thể tái sử dụng nhiều lần nên còn được ứng dụng làm cốp pha trong các công trình xây dựng.
  • Ván có lớp chống thấm nước nên không dễ bị phồng khi ngâm trong nước như ván MDF
  • Đặc biệt là ưu điểm xanh và sạch, thân thiện với môi trường nên gỗ ván ép chịu nước được dùng thay cho gỗ tự nhiên, góp phần xây dựng môi trường văn minh hiện đại nhưng vẫn giữ được tính chất thân thiện và gần gũi.

3. Thông số kỹ thuật

     STT Đặc điểm  Thông số
1 Kích thước 1220x2440mm
2 Độ dày 4, 6, 9, 12, 16, 19, 25 (mm)
3 Số lớp gỗ Số lẻ (3,5,7,9…)
4 Lực ép ruột ván 150 tấm/m2
5 Trọng lượng 700 – 800 kg/m3
6 Độ ẩm 25 – 30%
7 Lực phá vỡ mặt keo 15 – 18 kg/cm2
8 Kéo dọc thớ 500 kg/cm2
9 Kéo ngang thớ 300 kg/cm2
10 Nguyên liệu gỗ Bạch đàn, bạch dương, keo, sồi, sanh đào,…
11 Keo Keo Phenol Formaldehyde (PF)

4. Phân loại gỗ ván ép chịu nước

Dựa vào chất liệu gỗ và quá trình gia công mà gỗ ván ép chịu nước được chia thành 2 loại

  • Ván ép gỗ cứng: thường làm từ gỗ thông, gỗ bạch dương
  • Ván ép gỗ mềm: thường làm từ gỗ Lauan, cây dái ngựa, cây bulo
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN: