Gỗ thông ghép thanh

0₫

Loại sản phẩm: Gỗ công nghiệp

Hãng sản xuất:

Kích thước
Sản phẩm chất lượng
Hoàn toàn yên tâm mua hàng tại vật tư Dịu Hiền. Các sản phẩm chất lượng cao được sản xuất quy trình hiện đại
Miễn phí vận chuyển
Ưu đãi vận chuyển hàng miễn phí cho khách hàng mua hàng tại website (Không áp dụng với trường hợp đổi trả)
Mô tả Gỗ thông ghép thanh

Trong các dòng gỗ công nghiệp, gỗ ghép thông được biết đến là xu hướng mới trong ngành nội thất. Vậy thực hư gỗ ghép thông là gì? Cấu tạo, ưu nhược điểm, bảng giá ra sao? Nội dung bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này.

TÌM HIỂU VỀ GỖ THÔNG GHÉP

Gỗ ghép thông là dòng sản phẩm ván nhân tạo được ghép từ các thanh gỗ thông tự nhiên lại với nhau. Trong quá trình ghép, các thanh gỗ sẽ kết dính với nhau bởi tỉ lệ keo, nhiệt độ và áp suất phù hợp.

Hiện nay, dòng gỗ này được nhiều người ưa thích vì vẻ đẹp tự nhiên, vân gỗ đẹp. Rất phù hợp trong lĩnh vực trang trí nội thất. Không những thế, gỗ thông còn được đánh giá cao về chất lượng. Các sản phẩm có khả năng chịu nhiệt, chịu lực cao, ít mối mọt…

Chính vì điều này, hiện nay gỗ thông ghép được ứng dụng rộng rãi trong ngành sản xuất nội, ngoại thất, công trình bằng gỗ….

Thành phần cấu tạo

Ván gỗ thông có thành phần chính là gỗ thông tự nhiên. Trước khi các thanh gỗ được ghép với nhau sẽ được sấy và xử lý chống mối mọt.

Quá trình sản xuất ván gỗ thông sẽ trải qua dây chuyền và công nghệ hiện đại. Trước tiên, các thanh gỗ nhỏ sẽ được cưa từ thân cây gốc, bào và ghép bằng mộng răng cưa. Sau đó, sẽ tiến hành gắn các mối răng cưa bằng keo chuyên dụng.

Như vậy, ngoài thành phần chính là gỗ thông thì còn phải kể đến keo dính. Hiện nay, để kết dính các thanh gỗ thông, người ta thường sử dụng một số loại keo sau:

  • Urea Formaldehyde;
  • (UF);
  • Phenol Formaldehyde;
  • (PF) hay Polyvinyl Acetate (PVAc).

Một số hình ảnh ván gỗ thông ghép

Ưu, nhược điểm của ván gỗ thông tấm

Cũng như những dòng gỗ ghép thanh khác, gỗ thông tấm sẽ có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Cụ thể như sau:

Ưu điểm

Ưu điểm đầu tiên của dòng sản phẩm này phải kể đến là tính thẩm mỹ cao, ít mối mọt, không cong vênh…. Ngoài ra, còn kể đến một số ưu điểm khác như:

  • Có thể thay thế gỗ tự nhiên để ứng dụng trong thi công và thiết kế nội thất.
  • Vân ván thông ghép đẹp mắt, màu sắc tự nhiên, thẩm mỹ cao.
  • Trước khi đưa vào sản xuất, gỗ thông sẽ được xử lý. Nên có độ bền cao, ít bị mối mọt hay cong vênh.
  • Có khả năng chịu va đập khi sử dụng.
  • Di chuyển và thi công dễ dàng.
  • Có ứng dụng rộng rãi.
  • Giá thành hợp lý.

Nhược điểm

Ngoài những ưu điểm trên, dòng ván gỗ thông có một số mặt hạn chế sau:

  • Các loại mặt B, C có nhiều mắt gỗ. Đồng thời, có nhiều đường chỉ đen mất thẩm mỹ.
  • Tại Việt Nam, nguồn gỗ thông không phong phú như một số dòng gỗ khác.

GỖ THÔNG GHÉP THANH CÓ NHỮNG LOẠI NÀO

Để phân loại tấm gỗ thông ghép thanh, sẽ dựa vào nhiều tiêu chí khác. Trong đó, một số tiêu chí cần phải kể đến đó là kích thước, và bề mặt của tấm ván….

Dưới đây là một số cách phân loại, các bạn có thể tham khảo:

Phân loại dựa theo độ dày

Độ dày của các tấm ván thường sẽ phụ thuộc vào yêu cầu của khách hàng. Trong đó, phổ biến nhất là các loại gỗ ghép có độ dày là 10mm, 12mm, 15mm và 18mm.

Dựa theo kích thước

Cũng như độ dày của gỗ, kích thước gỗ thông ghép cũng sẽ sản xuất theo yêu cầu của khách hàng. Hiện nay có 2 loại kích thước gỗ phổ biến là 1220mm x 2440mm và 1000mm x 2000mm.

Phân loại gỗ theo bề mặt

Chất lượng mặt gỗ sẽ được đánh giá theo thứ tự A, B, C. Trong đó, A là mặt gỗ đẹp nhất, B kém hơn mặt A. Còn mặt C là gỗ có nhiều mắt sống.

Dựa trên bảng đánh giá trên, gỗ thông ghép sẽ được phân loại như sau:

Mặt AA

Gỗ thông ghép mặt AA là gỗ có chất lượng tốt nhất. Cả 2 mặt gỗ đều đảm bảo các yếu tố về chất lượng cũng như thẩm mỹ. Đồng thời, không có mắt chết hay đường chỉ đen.

Mặt B/C:

Thông ghép BC có một mặt gỗ loại B có ít mắt chết và đường chỉ đen. Mặt còn lại là mặt C với chất lượng gỗ kém.

Thông ghép mặt AB

Nếu tấm ván ghép thông có mặt AB đồng nghĩa với việc chất lượng gỗ chỉ ở mức tương đối.

Với mặt A là mặt có chất lượng tốt và đẹp. Còn mặt B sẽ kém hơn với nhiều mắt chết và một ít đường chỉ màu đen.

Mặt AC:

Mặt A/C tức là một mặt gỗ có chất lượng A và một mặt gỗ có chất lượng C.

Trong trường hợp này, mặt C có nhiều mắt chết và đường chỉ đen. Đồng thời, chất lượng gỗ cũng kém hơn. Do đó, loại mặt A/C thường được sử dụng để ốp tường hoặc sàn nhà.

Mặt CC:

Gỗ mặt C/C có chất lượng kém, màu sắc không đẹp mắt. Loại sản phẩm này cũng ít được ưa chuộng nên không được bán phổ biến trên thị trường.

Các kiểu ghép gỗ thông hiện nay

Với dòng gỗ thông, có rất nhiều cách để ghép. Tuy nhiên, phổ biến phải kể đến những cách ghép dưới sau:

Ghép song song

Ghép song song được sử dụng khi ghép các tấm gỗ thông có kích thước bằng nhau. Sau đó, sẽ được gắn song song với nhau cùng keo chuyên dụng.

Ghép mặt (Ghép nối đầu):

Ghép mặt là hình thức áp dụng cho các thanh gỗ nguyên liệu có kích thước ngắn.

Với cách ghép này, các đầu 2 thanh gỗ sẽ được cắt thành mối răng cưa. Sau đó, chúng được nối với nhau thành các thanh gỗ dài có cùng kích thước. Các thanh gỗ này sau khi được kết nối lại tiếp tục được ghép với nhau thành các tấm ván có kích thước 1m2 x 2m4.

Ghép cạnh (Butt-Joint Board):

Ghép cạnh có cách ghép tương tự như ghép mặt. Tuy nhiên, các khớp nối giữa các thanh gỗ không còn là răng cưa mà lại là mặt phẳng. Cách ghép thì tương tự như hình thức trên.

Ghép giác (Scarf-joint Board):

Với cách ghép giác, các đầu gỗ sẽ được cắt thành đầu nhọn và ghép lại với nhau. Sau đó, tiến hành ghép song song thành tấm gỗ hoàn chỉnh.

Nếu ghép giác, bề mặt các tấm ván gỗ thông sẽ xuất hiện một đường chéo dài.

Quy trình sản xuất gỗ thông ghép diễn ra như thế nào?

Chắc hẳn khi đọc đến đây các bạn sẽ thắc mắc quy trình sản xuất gỗ ghép thông như thế nào. Thực tế, mỗi cơ sở sản xuất sẽ có quy trình riêng.

Nhưng chung quy lại đều trải qua các bước sau:

Bước 1:

Sau khi gỗ thông được thu hoạch ở rừng. Nhánh, rễ cây sẽ được cắt bỏ chỉ giữ lại thân và được vận chuyển về nhà máy.

Khi tới nhà máy, nguyên liệu gỗ sẽ được ngâm trong nước và lột vỏ. Sau đó sẽ được xẻ thành từng thanh.

Bước 2:

Các thanh gỗ được xẻ ở trên sẽ tiếp tục quá trình sơ chế. Chúng sẽ được đem đi sấy để hạn chế mối mọt và cong vênh. Quá trình sấy sẽ được chuyên gia kiểm tra nghiêm ngặt, kiểm soát các chỉ số độ ẩm kỹ càng.

Bước 3:

Tiến thành cắt/xẻ gỗ theo kích thước quy định. Tiếp đến là tạo mộng và tiến hành ghép gỗ lại cùng nhau. (Cách thực hiện đã chia sẻ ở phần trên).

Trong quá trình ghép, sẽ sử dụng keo tạo dính để tăng độ bền cho thành gỗ.

Bước 4:

Công đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất. Các công nhân sẽ tiến hàng trà và phủ bóng các tấm ván thông.

Việc trà 2 mặt và phủ bóng như thế nào? Sử dụng chất liệu gì sẽ dựa vào loại sản phẩm AA, AB, hay BC để quyết định.

Ứng dụng của gỗ thông ghép

Như đã chia sẻ ở đầu bài viết, các tấm ván ghép từ gỗ thông được sử dụng rộng rãi trong sản xuất đồ nội thất, ốp tường và sàn nhà. Ngoài ra, loại ván này còn được sử dụng trong những trường hợp như:

Dùng trong sản xuất đồ nội thất

Hiện nay, xu hướng sử dụng đồ nội thất làm từ gỗ thông đang rất thịnh hành. Bởi dòng sản phẩm này mang tới một làn gió mới, phong cách mới. Sản phẩm từ gỗ thông ghép vừa có độ bền tốt. Mang tới cho căn nhà vẻ đẹp sang trọng xen lẫn vào đó cả nét hiện đại.

Hơn thế, thông là loại có vân gỗ tự nhiên, màu sắc đẹp mắt. Đồng thời, trọng lượng nhẹ dễ di chuyển. Nên thường được sử dụng làm tủ, bàn ghế hoặc kệ gỗ.

Dùng trong ốp tường, sàn

Ốp tường hay ốp sàn là ứng dụng tiếp theo chúng tôi muốn nói đến. Với những loại gỗ mặt AB thậm chí là AA với bề mặt hạng A thẩm mỹ cao. Nên được sử dụng để ốp tường hoặc sàn nhà.

Không chỉ mang tính thẩm mỹ, sử dụng gỗ thông AA, AB để ốp tường hay lát sàn nhà có giá thành rẻ. Giúp tiết kiệm chi phí hiệu quả.

Đánh giá Gỗ thông ghép thanh